KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÒNG KÍNH

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÒNG KÍNH

Tròng kính có thể được coi là một tập hợp các lăng kính:
  1. Kính cộng là các lăng kính đáy đối vào nhau
  2. Kính trừ là các lăng kính đỉnh đối vào nhau
  3. Mỗi tròng kính đều có mặt trước và mặt sau

 

LĂNG KÍNH LÀ GÌ?

Đây là một mảnh vật liệu trong suốt hình trụ tam giác có khả năng dịch chuyển ánh sáng về phía đáy, khi đó hình ảnh nhìn qua kính sẽ bị dịch chuyển về phía đỉnh.

 

TÂM QUANG HỌC

Tâm quang học của tròng kính là gì? 
Đó là điểm đơn mà ánh sáng có thể đi qua mà không bị lệch.

 

Trong giai đoạn lắp tròng kính, tâm quang học phải trùng với tâm của đồng tử. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này khi chúng ta tập trung vào vấn đề định tâm tròng kính trong các chương sắp tới.

KÍNH TRỪ (TRÒNG KÍNH CẬN)

Ở tròng kính trừ, tâm quang học là điểm tiếp xúc của đỉnh lăng kính.
Tròng kính trừ phân kỳ ánh sáng và thu nhỏ hình ảnh.

Tròng kính có tâm mỏng, rìa dày hơn

  1. Phân kỳ ánh sáng 
  2. Có một tiêu điểm ảo
  3. Thu nhỏ hình ảnh
  4. Có cạnh dày hơn tâm

 

KÍNH CỘNG (TRÒNG KÍNH VIỄN):

Trong kính viễn, tâm quang học là điểm tiếp xúc của đáy lăng kính.
Loại kính này hội tụ ánh sáng và phóng đại hình ảnh.

Tròng kính có tâm day, rìa mỏng

  1. Hội tụ ánh sáng
  2. Có tiêu điểm thật
  3. Phóng to hình ảnh
  4. Có tâm dày hơn cạnh

 

← Bài trước Bài sau →

Bình luận