Các tính năng nâng cao của đa tròng

Các tính năng nâng cao của đa tròng

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THIẾT KẾ KÍNH ĐA TRÒNG

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THIẾT KẾ KÍNH ĐA TRÒNG LÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỘ KHÚC XẠ GIỮA TẦM NHÌN XA VÀ TẦM NHÌN GẦN

Sự thay đổi độ khúc xạ này được gọi là "cự ly của kính đa tròng". Cự ly của kính đa tròng được coi là điểm mấu chốt về hiệu quả của tròng kính, vì nó xác định cấu hình độ khúc xạ của tròng kính và quang sai không mong muốn. 

Mục tiêu quan trọng của kính đa tròng hiện đại là đạt được sự thay đổi độ khúc xạ mượt mà kết hợp với giảm tối đa quang sai.

Các nhà sản xuất tròng kính hiện có thể tích hợp ngày càng nhiều thông số cá nhân hóa vào các tính toán thiết kế. Nhờ đó, thiết kế của kính đa tròng hiện đại được cải tiến với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu cụ thể của người đeo. 

Có được thiết kế được cá nhân hóa là nhờ các thuật toán tính toán mới và công nghệ đánh tròng kỹ thuật số.

KHÁI NIỆM “ĐƠN THIẾT KẾ”- (MONO DESIGN)

Kính đa tròng  từng được thiết kế theo mono design. Để kiểm soát sự thay đổi độ khúc xạ giữa vùng nhìn xa và vùng nhìn gần, thách thức đối với các nhà thiết kế tròng kính là cân bằng độ rộng của vùng nhìn và mức độ quang sai. Những thiết kế trên không xét đến các nhu cầu thị giác khác nhau của người đeo tùy thuộc vào tật khúc xạ và các giai đoạn lão thị của họ. Chúng ta biết rằng người lão thị ở từng giai đoạn có biên độ điều tiết khác nhau và do đó, cần độ Add khác nhau cho các vùng nhìn trung gian và gần. 

Mặc dù về bản chất, kính đa tròng thiết kết đơn được xem là đơn giản, nhưng vẫn có những đặc điểm độc đáo. Hãy tìm hiểu thêm ở bên dưới:

 

KÍNH ĐA TRÒNG HIỆN ĐẠI

KHÁI NIỆM “ĐA THIẾT KẾ” - MULTI DESIGN
Các nhà sản xuất tròng kính đã đưa ra các loại kính đa tròng “đa thiết kế” để giải quyết sự cân bằng giữa chiều rộng của vùng nhìn và độ quang sai ngoại vi. Mục đích của kính đa tròng đa thiết kế là linh hoạt hơn để thích ứng tốt hơn với các cấu hình lão thị khác nhau.

Đa thiết kế theo độ add
Trong các kính đa tròng đa thiết kế đầu tiên, giá trị độ add là tác nhân chính tạo nên sự khác biệt, với thiết kế riêng cho mỗi độ add từ 0.75 đến 3.50.

Đa thiết kế theo tật khúc xạ và độ add

Thế hệ thứ hai của tròng kính đa thiết kế phức tạp hơn, vì các tính toán dựa trên cả độ add và độ khúc xạ nhìn xa. Các tròng kính đa thiết kế có sự chuyển tiếp mượt mà, vùng nhìn rộng hơn và phân bố phần loạn thị không mong muốn cân bằng hơn. 

Cự ly kính đa tròng xác định hành lang của kính đa tròng.

Nó có tác động rất lớn đến vùng nhìn trung gian. Cự ly kính đa tròng càng ngắn thì vùng nhìn trung gian càng nhỏ và vùng loạn thị không mong muốn càng nhiều.

Kính đa tròng tiên tiến có thể được thiết kế với nhiều cự li: phần hành lang thường, ngắn, hay cực ngắn. 

Mỗi loại hành lang có độ cao tâm kính tối thiểu riêng để lắp kính do nhà thiết kế xác định dựa trên hai tiêu chuẩn:

  • Vị trí của 85% độ add

  • Độ cao - phổ biến nhất là 5 mm

Các biểu đồ độ khúc xạ kính đa tròng dưới đây cho thấy tác động của cự ly lên thị lực của người đeo. 

LogMAR 0.00 (tương đương với 6/6 hoặc 20/20) tương ứng với thị lực tối ưu của người đeo kính đa tròng. LogMAR 0.10 tương ứng với thị lực giảm một bậc.

CỰ LY CỦA KÍNH ĐA TRÒNG VÀ TƯ THẾ CỦA NGƯỜI ĐEO

Cự ly của kính đa tròng cũng ảnh hưởng đến tư thế làm việc của người đeo kính. Hai yếu tố này luôn gắn liền với nhau. 

Một điều rất quan trọng là phải có sự điều chỉnh phù hợp giữa tư thế tự nhiên, mức độ quang sai và độ khúc xạ cần thiết để có tầm nhìn rõ ở mỗi khoảng cách.

LỰA CHỌN THIẾT KẾ CỰ LY NGẮN HƠN

Lựa chọn này dựa trên một số tham số, bạn có thể xem trong bảng dưới đây:

Cự ly ngắn mang lại một số lợi thế, tuy nhiên vùng nhìn trung gian sẽ hẹp hơn và làm tăng độ loạn thị không mong muốn. Điều này phải được tính đến khi chọn thiết kế kính đa tròng. 

  • 1. Thiết kế có vùng nhìn trung gian hẹp hơn

  • 2. Thiết kế làm tăng độ loạn thị không mong muốn 

NEAR INSET

Một tiêu chuẩn khác được xem xét với các kính đa tròng hiện đại là tâm nhìn gần (near inset).

Near inset có thể được điều chỉnh phù hợp với góc liếc độ add, hoặc cá nhân hóa dựa trên một hoặc tất cả các thông số sau: 

  • 1. PD từng bên

  • 2. Độ khúc xạ

  • 3. Khoảng cách nhìn gần

  • 4. Khoảng cách đỉnh và tâm xoay của mắt (ERC)

← Bài trước Bài sau →

Bình luận