TẬT KHÚC XẠ

TẬT KHÚC XẠ

MẮT CHÍNH THỊ VÀ TẬT KHÚC XẠ

Mắt chính thị là mắt mà chúng ta có thể gọi là "mắt bình thường", không cần điều chỉnh. 

Ánh sáng tự nhiên đến hội tụ tại một tiêu điểm trên võng mạc.

Tật khúc xạ được gây nên bởi các quang sai của mắt.

Ánh sáng tự nhiên hội tụ thành một hoặc nhiều tiêu điểm ở phía trước hay phía sau võng mạc, hoặc thậm chí, gồm cả phía trước và phía sau võng mạc.

 

CẬN THỊ

Cận thị tiếng anh là nearsightedness nghĩa là "chỉ nhìn rõ ở gần". Người bị cận thị có thể nhìn rõ ở một khoảng cách xác định cho đến rất gần, nhưng cần dụng cụ hỗ trợ để nhìn rõ mọi thứ ở xa. 

Cận thị là tình trạng khi tia sáng song song đến mắt hội tụ ở phía trước võng mạc. 

Khi nhìn những vật ở xa (>6 m), chẳng hạn như khi lái xe, người bị cận thị sẽ thấy mọi vật bị mờ đi. Người bị cận chỉ có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần nhất định, tùy thuộc vào mức độ cận thị của họ.

 

VIỄN THỊ

Viễn thị là tình trạng khi người có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng cần được hỗ trợ để nhìn những vật ở gần. 

Đó là tình trạng khi tia sáng song song hội tụ phía sau võng mạc. 

Viễn thị có thể dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khác được gọi là "lão thị", nhưng hai tật khúc xạ này không giống nhau. 

Ở tật viễn thị, hình ảnh ảo được hình thành phía sau võng mạc. Ở người trẻ tuổi, nếu độ viễn thấp, thể thủy tinh có thể điều tiết để bù trừ cho độ viễn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rối loạn thị giác như mỏi mắt hoặc khó khăn khi nhìn gần.

Không nên nhầm lẫn giữa viễn thị và lão thị - một hiện tượng sinh lý liên quan đến tuổi tác.

Tùy thuộc vào độ tuổi của người đeo kính và mức độ của tật khúc xạ, các triệu chứng có thể là:

  • Không có triệu chứng.

  • Nhìn rõ ở mọi khoảng cách, nhưng mỏi mắt khi nhìn những thứ ở gần.

  • Nhìn mờ ở khoảng cách gần.

 

LOẠN THỊ

Loạn thị là tình trạng hai kinh tuyến của giác mạc có độ cong không giống nhau. Loạn thị tạo ra hai tiêu điểm riêng biệt trên võng mạc gây nên hình ảnh mở nhòe.

Loạn thị xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ đến nhiều điểm, tạo ra một "vòng tròn mờ" trên võng mạc. May mắn thay, ta có thể điều chỉnh hầu hết các dạng loạn thị.

 

Ở tật loạn thị, vì có nhiều tiêu điểm, nên bạn sẽ thấy hình ảnh bị mờ, có khả năng thiên về một hướng.

 

LOẠN THỊ GIÁC MẠC VÀ THỂ THỦY TINH

Loạn thị có thể xảy ra ở bề mặt phía trước của mắt, giác mạc hoặc ở thể thủy tinh. Cả hai đều xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong không đồng đều. 

  • Loạn thị do giác mạc được gọi là "loạn thị giác mạc."

  • Loạn thị do thể thủy tinh được gọi là "loạn thị thủy tinh thể."

LOẠN THỊ ĐƠN VÀ LOẠN THỊ KÉP

Hai loại loạn thị khác là:

ĐƠN : Một trong hai tiêu điểm nằm trên võng mạc và tiêu điểm kia nằm trước hoặc sau võng mạc.

KÉP : Cả hai tiêu điểm có thể đều ở phía trước,hoặc phía sau hoặc một điểm phía trước và điểm kia nằm sau võng mạc.

 

← Bài trước Bài sau →

Bình luận