Thiết kế và chất liệu tròng kính

TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT KẾ TRÒNG KÍNH

Các thiết kế tròng kính đã được cải thiện đáng kể theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu thị lực và lối sống riêng của người đeo kính.

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày về các loại tròng kính tiêu chuẩn nhất, bao gồm kính phi cầu, tròng kính truyền thống, và tròng kính thời trang.

TRÒNG KÍNH VÀ VÙNG NHÌN

Kính cầu và kính phi cầu

Có ba vùng nhìn chính: 

· Xa
· Trung gian 
· Gần

 

SO SÁNH CÁC CHẤT LIỆU TRÒNG KÍNH

Để cung cấp giải pháp tốt nhất cho các bệnh nhân của chúng ta, bạn cần hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần nêu dưới đây của một cặp kính đeo mắt hoàn chỉnh:

  1. Chất liệu tròng kính
  2. Gọng kính
    1. Loại
    2. Kích cỡ
    3. Hình dáng
  3. Các thông số lắp tâm kính
    1. Khoảng cách đồng tử từng bên
    2. FH từng bên

THUẬT NGỮ VỀ CHẤT LIỆU TRÒNG KÍNH

Chiết suất là tỷ lệ tốc độ ánh sáng trong không khí trên tốc độ ánh sáng trong chất liệu kính, từ 1.5 đến 1.9 trong quang học.

Khi chiết suất tăng, tròng kính sẽ mỏng hơn.

Chiết suất càng cao, ánh sáng sẽ càng bị bẻ cong khi đi qua chất liệu. 

Nhờ được cải thiện khả năng bẻ cong ánh sáng, chất liệu mang lại giá trị toa kính tương đương một sản phẩm có chiết suất thấp hơn (vật liệu bẻ cong ánh sáng mang hiệu quả thấp hơn) có độ dày mỏng hơn.

Chỉ số Abbe (hoặc số Abbe) của một loại chất liệu tròng kính cho biết khả năng tán xạ các bước sóng khác nhau của ánh sáng khi ánh sáng đi xuyên qua chất liệu đó. 

Chỉ số Abbe của chất liệu tròng kính nằm trong khoảng từ 60 (chất liệu có sắc sai thấp) đến 30 (chất liệu có sắc sai cao). 

Các chất liệu tròng kính với chỉ số Abbe thấp có độ phân tán cao, do vậy có thể gây ra quang sai màu (loại quang sai tạo ra hiệu ứng quầng sáng có màu xung quanh vật thể, đặc biệt là các loại đèn).

 

CHẤT LIỆU TRÒNG KÍNH

Điều đầu tiên cần cân nhắc khi lựa chọn tròng kính là việc chọn loại chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu của người đeo. Để đưa ra các quyết định đúng đắn, bạn phải hiểu được đặc tính và tính khả dụng nói chung của các chất liệu tạo nên tròng kính. Cho đến giữa thế kỷ 20, ngành công nghiệp sản xuất tròng kính vẫn chỉ sử dụng chất liệu thủy tinh.

Mặc dù tròng kính thủy tinh mang đến các tính năng quang học vượt trội, nhưng chất liệu này khá nặng và có thể dễ dàng bị vỡ. Vì những lý do kể trên, tròng kính thủy tinh không còn được sử dụng rộng rãi cho kính mắt và đã được thay thế bằng một số chất liệu plastic có các chỉ số và đặc tính quang học khác nhau.

Mỗi chất liệu sở hữu các lợi thế khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người đeo kính.

 

Plastic 1.5 CR39

Chất liệu được khuyến nghị cho các toa kính có độ mắt thấp, loại chất liệu này mang các tính năng quang học tuyệt vời (chỉ số Abbe cao) tuy nhiên CR39 không thích hợp để xẻ cước.

Chất liệu plastic 1.56

Chất liệu nhựa hữu cơ có chiết suất trung bình 1.56 nhẹ hơn so với CR39, và phù hợp cho các toa kính có độ khúc xạ trung bình.

Polycarbonate 1.59

Đây là loại vật liệu làm tròng kính chống va đập tốt nhất.

Polycarbonate có chỉ số Abbe thấp hơn một chút so với vật liệu CR 39 (nghĩa là polycarbonate có độ sắc sai nhiều hơn).

Polycarbonate lý tưởng cho việc tạo rãnh và khoan và do đó được khuyến nghị sử dụng cho gọng kính không viền và gọng kính bằng nylor. 

Polycarbonate là giải pháp tốt nhất đặc biệt đối với những người cần khả năng chống va đập tốt chẳng hạn như trẻ em hoặc người yêu thể thao.

CHIẾT SUẤT

Chiết suất = tốc độ ánh sáng trong chân không/tốc độ ánh sáng khi đi xuyên qua vật liệu

Chiết suất cao cho thấy khả năng bẻ cong ánh sáng cao hơn, và do đó, mang đến tròng kính mỏng hơn. Tất cả các yếu tố khác đều tương đương nhau, chiết suất càng lớn, tròng kính sẽ càng mỏng.